THIẾT KẾ NỘI THẤT PHÒNG BẾP

Xu hướng thiết kế nội thất phòng bếp đẹp đã mở ra những lựa chọn đa dạng, từ bếp mở liền khách, bàn đảo thông minh đến các mẫu tủ bếp tiện ích. Tuy nhiên, để tạo nên không gian hoàn hảo, việc cân nhắc về thiết kế ánh sáng, lựa chọn màu sắc và đơn vị thi công là vô cùng quan trọng. Hãy cùng Uphome khám phá những mẫu nội thất phòng bếp độc đáo, hiện đại năm 2024 ngay sau đây.  

1. 5 lý do cần thiết kế nội thất phòng bếp chuyên nghiệp

Thiết kế nội thất phòng bếp là một phần quan trọng khi thiết kế nội thất cho cả ngôi nhà. Nội thất nhà bếp không chỉ giới hạn ở việc phân chia khu vực và bố trí đồ đạc thiết bị, mà còn bao gồm cả sự kết hợp tinh tế giữa ánh sáng và màu sắc để tạo ra không gian hài hòa và thẩm mỹ:

1.1. Bố trí nội thất khoa học 

Bếp là trái tim của ngôi nhà, là không gian quan trọng nơi cả gia đình tập trung ăn uống trò chuyện. Thiết kế nội thất bếp đẹp cần phải tập trung vào việc tối ưu hóa không gian và chú trọng đến chức năng tổng thể, tạo nên không gian thoáng đãng và tiện ích. Điều này giúp chị em nội có thêm hứng thú trong việc nấu nướng và tận hưởng không gian sống ấm cúng, thân thiện.

Lý do cần thiết kế nội thất phòng bếp chuyên nghiệp
Lý do cần thiết kế nội thất phòng bếp chuyên nghiệp

1.2. Đảm bảo công năng sử dụng

Thiết kế phòng bếp được chăm chút với đầy đủ công năng và tiện ích cần thiết. Từ các thiết bị cơ bản như tủ bếp, bàn bếp, kệ đựng gia vị, bát đũa,… đến vật dụng đa năng như lò vi sóng, tủ lạnh, bàn đảo,…  mọi thứ đều được sắp xếp một cách khoa học. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm thời gian, làm mọi công việc một cách thuận lợi nhất, từ đó chế biến những bữa ăn ngon miệng cho cả gia đình.

Thiết kế phòng bếp cần đảm bảo công năng sử dụng
Thiết kế phòng bếp cần đảm bảo công năng sử dụng

1.3. Tính thẩm mỹ cao

Phòng bếp là nơi thể hiện sự sáng tạo và thẩm mỹ. Việc trang trí và sắp xếp không gian theo nhiều phong cách sẽ mang lại không gian ấm cúng và tiện ích. Thiết kế tối ưu hóa giúp chị em được nấu nướng trong một không gian đẹp mắt.

1.4. Tối ưu phong thủy

Sắp xếp nội thất bếp theo nguyên tắc phong thủy mang lại nguồn năng lượng tích cực, tạo ra môi trường ấm áp, hạnh phúc. Việc duy trì ngọn lửa hàng ngày không chỉ ảnh hưởng tích cực đến tinh thần mà còn tạo nên không gian sống an lành cho cả gia đình.

1.5. Tiết kiệm thời gian và chi phí

Thiết kế thông minh vừa đẹp mắt vừa đáp ứng nhu cầu về tối ưu diện tích của gia chủ. Việc phân chia không gian nhà bếp hợp lý sẽ tạo ra không gian riêng cho các khu vực khác, giúp tiết kiệm chi phí mua sắm tủ kệ bếp và các vật dụng đi kèm. Đây là một đầu tư sáng tạo trong việc xây dựng không gian sống tiện nghi và hiện đại.

Thiết kế phòng bếp đẹp giúp gia chủ tiết kiệm thời gian và chi phí
Thiết kế phòng bếp đẹp giúp gia chủ tiết kiệm thời gian và chi phí

2. 55+ mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp

Cùng Uphome tham khảo chi tiết 55+ mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp, hiện đại, đang trở thành xu hướng trong năm 2024:

2.1. Theo kiến trúc nhà

  • Mẫu thiết kế phòng bếp biệt thự

Thiết kế nội thất phòng bếp hiện đại cho biệt thự có thể được tối ưu hóa với sự lựa chọn kiểu tủ bếp chữ L, mang lại không gian rộng rãi và đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt gia đình. Với kích thước lớn, tủ bếp chữ L không chỉ tạo ra không gian lưu trữ đủ cho đồ dùng hàng ngày mà còn tạo điểm nhấn cho phòng bếp. Bạn cũng có thể sắp xếp bàn ăn gần tủ bếp, tạo nên không gian ấm cúng và tiện lợi.

Tham khảo mẫu thiết kế phòng bếp biệt thự hiện đại
Tham khảo mẫu thiết kế phòng bếp biệt thự hiện đại

Trong trường hợp của phòng bếp biệt thự, thiết kế thường linh hoạt và phụ thuộc vào phong cách cụ thể của từng gia đình. Khác với các không gian nhỏ hẹp, phòng bếp biệt thự cho phép gia chủ thoải mái trong việc chọn lựa nội thất mà không bị ràng buộc bởi diện tích.

Chất liệu gỗ tự nhiên cao cấp như gỗ óc chó, gỗ gõ đỏ thường được ưa chuộng trong thiết kế bếp biệt thự. Sự kết hợp của các loại gỗ này cùng tủ rượu được tích hợp vào, tạo ra không gian phòng bếp vô cùng đẳng cấp. Mẫu phòng bếp biệt thự sang trọng thường chú trọng vào việc sử dụng tông màu tinh tế, kết hợp nội thất và đồ decor ấn tượng, tạo ra một không gian trang nhã và đẳng cấp, phản ánh phong cách sống của gia chủ.

  • Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp chung cư

Trong thiết kế nội thất nhà chung cư, việc chọn lựa tủ bếp dạng chữ I hoặc chữ L có thiết kế góc khi thiết kế phòng bếp không chỉ tạo ra không gian thông thoáng mà còn đảm bảo tiện nghi cho việc sinh hoạt chung, tăng thêm sự rộng rãi cho không gian sống. Tủ bếp hình chữ L nổi bật với tông màu xanh kết hợp trắng, theo xu hướng mới năm 2024, mang đến sự tinh tế và hiện đại cho không gian.

Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư với tủ bếp chữ I  xanh trắng nổi bật
Thiết kế nội thất phòng bếp chung cư với tủ bếp chữ I  xanh trắng nổi bật

Các tủ bếp góc với thiết kế kịch trần và chất liệu gỗ MDF chống ẩm vân gỗ nhẹ nhàng giúp tối ưu hóa không gian và mang lại sự sang trọng, tiện nghi. Không gian phòng bếp và phòng khách được liên thông với nhau, với tủ bếp thiết kế đơn giản nhưng cực kỳ tiện nghi, tạo ra một không gian sống mở và thoải mái. Nội thất của căn bếp này có điểm nhấn là quầy bar đơn giản, sử dụng tông màu gỗ sang trọng và hiện đại, tạo nên một không gian tinh tế và ấn tượng.

  • Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống

Khi thiết kế mẫu phòng bếp đẹp cho nội thất nhà ống, gia chủ thường tập trung vào việc chọn chất liệu gỗ tự nhiên hoặc kết hợp gỗ tự nhiên với gỗ công nghiệp. Thiết kế được ưu tiên về mẫu mã và kích thước nội thất bếp, giúp tối ưu hóa không gian nhỏ mà vẫn đảm bảo lối đi lại cực kỳ thoải mái. Các mẫu thiết kế căn phòng bếp đẹp cho nhà ống thường đi kèm với quầy bar nhỏ xinh, được thiết kế với lối tân cổ điển và sang trọng. 

Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống với gam màu ấm áp
Thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống với gam màu ấm áp

Không gian bếp liên thông được thiết kế để tạo ra không gian mở, mang lại cảm giác ấm cúng. Những gợi ý về thiết kế nội thất bếp cho căn nhà ống có diện tích hẹp ngang đều mang lại sự sáng tạo và thoải mái, là nguồn cảm hứng cho gia chủ trong việc tối ưu hóa không gian sống của mình.

  • Mẫu nội thất phòng bếp cho nhà cấp 4

Lựa chọn sử dụng tone màu trắng trong thiết kế phòng bếp nhà cấp 4 sẽ mang lại cảm giác rộng rãi, sáng sủa. Không chỉ giới hạn ở màu sắc, đồ nội thất trong phòng bếp cũng nên được thiết kế có độ tương thích với nhau từ chất liệu đến màu sắc. Sự hài hòa giữa các yếu tố nội thất sẽ làm cho không gian trở nên tự nhiên và ấn tượng hơn.

Thiết kế nội thất phòng bếp cho nhà cấp 4 có diện tích hạn chế
Thiết kế nội thất phòng bếp cho nhà cấp 4 có diện tích hạn chế

Để tối ưu hóa diện tích trong phòng bếp nhà cấp 4, việc sử dụng những sản phẩm nội thất thông minh, tích hợp nhiều chức năng là một giải pháp khôn ngoan. Các sản phẩm như tủ bếp thông minh, bàn đảo,.. không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn tạo ra sự thuận tiện trong việc sử dụng, tổ chức không gian lưu trữ, làm cho phòng bếp trở nên hiệu quả và tiện ích hơn. 

2.2. Theo diện tích phòng bếp

  • Thiết kế nội thất phòng bếp nhỏ 5m2

Trong căn bếp có diện tích 5m2, lối thiết kế tối giản là lựa chọn tối ưu để tạo nên một không gian đơn giản nhưng vô cùng tinh tế. Điều khó khăn nhất trong việc áp dụng phong cách này là giữ cho sự đơn giản không làm mất đi vẻ đẹp của căn phòng. Với sự sáng tạo của kiến trúc sư, hai tone màu cơ bản là trắng và đen được kết hợp một cách hoàn hảo, đại diện cho sự tối giản và tinh tế trong thiết kế. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những gia chủ yêu thích phong cách nhẹ nhàng trong không gian sống của mình.

Thiết kế nội thất phòng bếp nhỏ 5m2 với gam màu trắng chủ đạo
Thiết kế nội thất phòng bếp nhỏ 5m2 với gam màu trắng chủ đạo
  • Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp 10m2

Với diện tích lớn hơn là 10m2, mẫu thiết kế này tận dụng tối đa không gian bằng việc sử dụng tủ bếp chữ I, kiểu dáng phổ biến và thích hợp nhất cho không gian bếp nhỏ. Với chiều dài khoảng 2-3m và chiều rộng mặt bếp khoảng 60-65cm, tủ bếp chữ I mang lại sự thuận tiện và tiện nghi trong việc lưu trữ và bố trí các khu vực chức năng. Nếu gặp vấn đề về trần thấp, bạn có thể sử dụng tủ bếp chữ I dưới cùng với hệ thống kệ mở ở phía trên để tối ưu hóa không gian và tạo ra sự thoải mái cho không gian bếp.

Thiết kế nội thất phòng bếp 10m2 với tủ bếp chữ I
Thiết kế nội thất phòng bếp 10m2 với tủ bếp chữ I
  • Thiết kế nội thất phòng bếp 12m2

Thiết kế nội thất phòng bếp 12m2 vẫn đề cao việc sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt và tiện nghi, tạo nên không gian ấm áp và thoải mái để trở về sau những giờ làm việc căng thẳng. Mẫu tủ bếp hình chữ L với thiết kế góc cạnh là lựa chọn thông minh có thể tận dụng góc chết trong căn bếp,đảm bảo không gian di chuyển thoải mái khi nấu ăn mà và tối ưu hóa việc lưu trữ các đồ dùng, tránh tình trạng lộn xộn.

Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp 12m2 với gam màu xanh xám
Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp 12m2 với gam màu xanh xám

Với không gian hẹp, việc sử dụng màu sáng là một chiến lược hiệu quả để tạo cảm giác rộng rãi hơn. Ngược lại, nội thất màu tối có thể khiến cho không gian trở nên bí bách và trầm lắng hơn. Bồn rửa chén bát và tủ bếp đều là những vị trí không thể thiếu trong phòng bếp gia đình. Sự sắp xếp hợp lý của chúng sẽ có những tác động đến phong thủy của phòng bếp, thu hút năng lượng tích cực, tránh gây xung đột và duy trì sự cân bằng phong thủy trong ngôi nhà

  • Thiết kế mẫu nội thất phòng bếp 15m2

Với diện tích phòng bếp 15m2, kiến trúc sư cần phải tận dụng một cách thông minh không gian có sẵn. Sự kết hợp giữa phòng khách và phòng bếp là một lựa chọn tiết kiệm không gian, tạo cảm giác mở thoáng, mang đến không gian sống đa năng và linh hoạt cho căn hộ chung cư.

Thiết kế nội thất phòng bếp 15m2 kết hợp với phòng khách
Thiết kế nội thất phòng bếp 15m2 kết hợp với phòng khách

Với diện tích nhỏ, không gian phòng bếp chữ L được đặt ngay cửa ra vào. Thiết kế hệ thống tủ bếp chữ L với quầy bar không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn mang lại tính tiện ích cho không gian phòng bếp 15m2. Ý tưởng sử dụng kính thủy ốp tường là một giải pháp tuyệt vời để tạo chiều sâu cho không gian phòng bếp.

Sự kết hợp giữa đèn thả trần giả đá phát sáng và không gian bếp sẽ tạo điểm nhấn mỹ thuật, làm nổi bật không gian, tạo ra bức tranh ánh sáng ấn tượng. Không gian bếp liền phòng khách được ngăn cách thông qua chiếc bàn ăn sang trọng, xây dựng không gian sống đẳng cấp và ấm cúng.

  • Mẫu nội thất phòng bếp 16m2

Mẫu thiết kế phòng bếp hình chữ I luôn là sự ưu tiên hàng đầu của các gia chủ trong nội thất phòng bếp 16m2 nhờ vào sự tiện lợi và đơn giản của nó. Điều đặc biệt là khả năng linh hoạt, phù hợp với nhiều phong cách khác nhau, từ cổ điển tinh tế đến hiện đại, tất cả đều có thể hòa quyện hài hòa trong thiết kế phòng bếp hình chữ I.

Thiết kế nội thất phòng bếp 16m2 kết hợp tủ bếp kịch trần
Thiết kế nội thất phòng bếp 16m2 kết hợp tủ bếp kịch trần

Việc lựa chọn giữa tủ bếp hình chữ I thông thường và tủ bếp kịch trần là một quyết định quan trọng. Tùy thuộc vào không gian và sở thích cá nhân, gia chủ có thể chọn tủ bếp thông thường để giữ nguyên vẻ đơn giản hoặc tủ bếp kịch trần để tận dụng tối đa không gian lưu trữ. Tủ bếp treo tường vừa làm nổi bật thiết kế vừa tạo điểm tựa vững chắc, đồng thời mang lại cảm giác an tâm khi sử dụng và trưng bày đồ đạc.

  • Thiết kế nội thất phòng bếp 20m2

Trong căn phòng bếp có diện tích 20m2, bàn đảo bếp được tận dụng để tạo nên không gian linh hoạt và tiện ích. Sự kết hợp này không chỉ mang lại sự thuận tiện trong việc nấu nướng mà còn tạo điểm nhấn sang trọng cho không gian phòng bếp. Sự linh hoạt của hệ tủ chữ L giúp phối hợp các khu vực chức năng một cách hài hòa trong không gian này.

Nội thất phòng bếp đẹp diện tích 20m2 kết hợp bàn ăn
Nội thất phòng bếp đẹp diện tích 20m2 kết hợp bàn ăn

Với những căn nhà ống có chiều sâu và bề ngang hẹp, việc thiết kế nội thất phòng bếp đòi hỏi sự sáng tạo. Thiết kế bàn ăn liền phòng bếp giúp tận dụng không gian một cách hiệu quả, tạo nên sự thoải mái và tiện nghi. Tông màu trắng chủ đạo mang lại cảm giác rộng rãi và thoải mái.

Việc sử dụng đèn thả trang trí sẽ tạo điểm nhấn nghệ thuật cho không gian phòng bếp, làm tăng thêm vẻ đẹp và sự sang trọng. Không gian phòng bếp được kết hợp với phòng ăn cao cấp, phản ánh sự chăm sóc đặc biệt đối với không gian sinh hoạt chung. Không gian phòng bếp sẽ ấm cúng hơn khi thiết kế thêm bộ đèn trang trí ánh sáng vàng đặt tại bàn ăn.

2.3. Theo phong cách thiết kế

  • Thiết kế nội thất phòng bếp phong cách hiện đại

Những ngôi nhà với phòng bếp thiết kế theo xu hướng hiện đại thường đặc trưng bởi sự đơn giản và tinh tế. Nội thất trong không gian này thường hạn chế họa tiết hoa văn phức tạp, thay vào đó sử dụng các khối hình học cơ bản. Bàn ăn và tủ bếp thường có bề mặt nhẵn, liền mạch, không có các đường viền phức tạp. 

Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp phong cách hiện đại
Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp phong cách hiện đại

Màu sắc chủ đạo là những tông màu đơn như be, trắng, ghi, nhằm mục đích mở rộng không gian và giữ cho phòng bếp luôn tươi mới, không bao giờ lỗi thời. Phong cách hiện đại thường mở rộng không gian bằng cách không sử dụng vách ngăn, tạo liên kết giữa phòng bếp, phòng khách và kết nối với thiên nhiên thông qua cửa sổ, cửa đi ra sân vườn hoặc ban công. Điều này mang lại không gian thoáng đãng, tận dụng ánh sáng tự nhiên và tạo sự hòa mình vào thiên nhiên.

  • Thiết kế phòng bếp phong cách tân cổ điển

Phong cách tân cổ điển trong thiết kế phòng bếp mang đến sự sang trọng và đẳng cấp kết hợp với cá tính trẻ trung. Thay vì sử dụng hoa văn phức tạp, phong cách này tập trung vào việc sử dụng các hình khối đơn giản, tinh tế. Các mẫu tủ bếp không chỉ đẹp mắt mà còn đảm bảo đầy đủ chức năng và tiện nghi. Sử dụng chất liệu gỗ làm chủ đạo, tạo nên vẻ quý phái và độ bền vượt thời gian cho nội thất bếp. 

Thiết kế phòng bếp đẹp với phong cách tân cổ điển sang trọng
Thiết kế phòng bếp đẹp với phong cách tân cổ điển sang trọng

Màu sơn trắng, vàng, be được kết hợp với vân gỗ óc chó, gỗ sồi, gỗ hương tạo nên không gian phòng bếp sang trọng và quý tộc. Sự đơn giản không làm mất đi tính cá nhân và cá tính của gia chủ, mà ngược lại, tô điểm thêm nét quyến rũ và tinh tế.

  • Thiết kế nội thất phòng bếp kiểu cổ điển

Trong thiết kế nội thất phòng bếp kiểu cổ điển, không gian nhà bếp cao cấp thường được trang trí bằng các họa tiết, hoa văn uốn lượn và chạm khắc tinh xảo tại gờ tường, bàn ghế, cửa tủ, tạo điểm nhấn nổi bật, tôn lên vẻ đẹp trang nhã, truyền thống và quý phái. Màu sắc chủ đạo thường là màu vàng nhạt và màu be, tạo nên không gian ấm áp, thanh tao và nhã nhặn. Sự kết hợp với đèn chùm pha lê, chân nến kiểu cổ điển, đèn gắn tường, tạo ra không gian đẳng cấp, như một cung điện của vua chúa.

Thiết kế phòng bếp kiểu cổ điển độc đáo từ màu sắc đến đồ nội thất
Thiết kế phòng bếp kiểu cổ điển độc đáo từ màu sắc đến đồ nội thất
  • Thiết kế phòng bếp phong cách Indochine

Phong cách Indochine mang đến cho không gian phòng bếp một hơi thở độc đáo với đặc trưng về bản sắc văn hóa truyền thống. Chất liệu gỗ được sử dụng rộng rãi, kết hợp với các họa tiết đặc trưng của Việt Nam xưa. Điều này không chỉ tạo nên vẻ đẹp cổ kính và thanh lịch, mà còn mang đến bầu không khí ấm cúng, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. 

Mẫu phòng bếp thiết kế phong cách Indochine đẹp, sang trọng
Mẫu phòng bếp thiết kế phong cách Indochine đẹp, sang trọng

Phòng bếp nhà ống không chỉ là không gian nấu nướng mà còn là nơi lưu giữ và thể hiện bản sắc văn hóa lâu dài, tạo nên một không gian sống đầy ấn tượng và gần gũi.

  • Thiết kế nội thất phòng bếp kiểu Địa Trung Hải

Phong cách thiết kế nội thất phòng bếp Địa Trung Hải hướng đến sự sáng tạo với không gian mở, kết nối giữa phòng khách và phòng bếp, mang lại cảm giác thoải mái cho gia đình và khách mời. Màu sắc chủ đạo trong thiết kế này bao gồm màu trắng, vàng gỗ nhạt và màu xanh biển nhạt. Màu trắng tạo nên sự tinh khiết, rộng lớn và tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên. Màu vàng gỗ nhạt mang lại không gian ấm áp và thân thiện. Màu xanh biển nhạt kết hợp giữa dịu dàng và gần gũi với biển cả và tự nhiên.

Nội thất phòng bếp kiểu Địa Trung Hải với gam màu xanh trắng
Nội thất phòng bếp kiểu Địa Trung Hải với gam màu xanh trắng

Điểm nhấn của phòng bếp là bộ bàn ăn cầu kỳ và sang trọng. Bộ bàn ăn làm từ đá tự nhiên, tạo điểm nhấn độc đáo và quý phái. Bàn ăn đi kèm với 6 chiếc ghế gỗ, tạo nên sự thống nhất và ấm cúng cho không gian. Tấm thảm bằng ren với nhiều họa tiết lưới đan xen được đặt dưới bàn ăn, mang đến cảm giác lãng mạn. 

Để tăng thêm vẻ đẹp tinh tế, bàn ăn được trang trí bằng dao, thìa, đĩa cùng những bông hoa tươi thắm và cây nến lung linh. Sự kết hợp này tạo nên không gian ấm cúng và lãng mạn, phù hợp cho những buổi tiệc gia đình hay cuộc gặp gỡ với bạn bè thân thiết.

  • Mẫu nội thất phòng bếp phong cách Minimalism tối giản

Đối với những gia chủ ưa chuộng vẻ đẹp đơn giản, thiết kế bếp phong cách minimalism là sự lựa chọn hoàn hảo. Với thiết kế tối giản, trọng tâm đặt vào công năng sử dụng và giảm thiểu sự xuất hiện của các đồ dùng chỉ mang tính chất trang trí. Phòng bếp đẹp cho nhà ống có diện tích nhỏ như 5m, 4m, 3m với phong cách minimalism sẽ làm cho không gian trở nên rộng rãi hơn. Màu sắc trung tính được sử dụng để tạo nên sự tinh tế cho không gian này.

Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp phong cách Minimalism tối giản
Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp phong cách Minimalism tối giản
  • Mẫu nội thất phòng bếp kiểu không gian mở

Xu hướng thiết kế nội thất phòng bếp ngày nay được ưu tiên vào việc tối ưu không gian mở và tính thẩm mỹ cao. Phòng khách liền bếp không chỉ thu hút ánh sáng tự nhiên mà còn tạo cảm giác rộng rãi và thoải mái. Phong cách thiết kế phòng bếp tối giản này giúp tổng thể căn bếp trở nên thoáng đãng, tránh tình trạng ẩm mốc và mùi khó chịu. Ý tưởng này cũng mang lại trải nghiệm quan sát căn bếp từ nhiều góc độ khác nhau, làm tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian sống.

Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp không gian mở
Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp không gian mở

2.4. Theo vị trí phòng bếp

  • Thiết kế nội thất phòng bếp liền với phòng khách

Để tạo hiệu ứng mở rộng không gian và thêm sự gắn kết gia đình, lựa chọn thiết kế phòng khách liền bếp là quyết định hoàn hảo. Việc kết hợp hai khu vực sinh hoạt chung giúp tạo ra cảm giác thoải mái và không gian mở rộng. Đối với căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, mẫu thiết kế nội thất phòng bếp kết hợp với phòng khách là sự lựa chọn thông minh để tối ưu hóa diện tích. Tủ bếp được thiết kế với hai tone màu đen trắng, tạo nên sự đơn giản nhưng hiện đại. 

Kiểu nội thất phòng bếp liền với phòng khách thông thoáng
Kiểu nội thất phòng bếp liền với phòng khách thông thoáng
  • Thiết kế phòng bếp dưới gầm cầu thang

Nếu không gian bếp dưới gầm cầu thang, bạn có thể thỏa thích nấu nướng và tạo ra một khu vực kết nối cho gia đình. Bạn cũng có thể tận dụng chỗ này để bố trí chậu rửa, thuận lợi cho việc nấu nướng hàng ngày. Chiếc cầu thang không chỉ là nơi liên kết các không gian mà còn trở thành một khu vực bếp nhỏ, vô cùng độc đáo.

Nếu bạn ưa thích phong cách hiện đại, hãy chọn chất liệu như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hoặc kim loại cho tủ bếp dưới cầu thang. Đối với tủ bếp kiểu tân cổ điển, hãy sử dụng gỗ tự nhiên như gỗ đỏ, gỗ óc chó, gỗ hương hoặc gỗ chò chỉ để tạo nên vẻ đẹp sang trọng và tăng giá trị thẩm mỹ. Màu nâu gỗ tự nhiên là lựa chọn ấm áp, tạo không khí thoải mái cho căn nhà. 

Thiết kế phòng bếp dưới gầm cầu thang độc đáo với chi tiết bắt mắt
Thiết kế phòng bếp dưới gầm cầu thang độc đáo với chi tiết bắt mắt

Nếu muốn tạo điểm nhấn, bạn cũng có thể chọn các tone màu sáng tạo để làm cho không gian trở nên lung linh và ấn tượng hơn. Bố trí móc gắn tường ở góc phía trên gầm cầu thang giúp thuận tiện cho việc treo đồ trong quá trình nấu nướng. Một chiếc tủ áp tường cũng là lựa chọn tốt để giữ không gian gọn gàng khi không sử dụng.

Hệ thống tản nhiệt, hút mùi và báo cháy cũng là những điều bạn cần xem xét để làm cho gian bếp dưới cầu thang trở nên an toàn và tiện ích hơn.

  • Mẫu thiết kế phòng bếp trên gác lửng

Lựa chọn gác lửng làm phòng bếp là một giải pháp thông minh cho các căn hộ hay nhà có diện tích hạn chế. Cách thiết kế này không chỉ áp dụng cho căn hộ chung cư mà còn phù hợp với các mẫu thiết kế nội thất biệt thự, nhà phố, nhà ống mang lại sự sáng tạo và hiệu quả.

Thiết kế phòng bếp trên gác lửng tiện lợi và ngăn cách với các không gian khác
Thiết kế phòng bếp trên gác lửng tiện lợi và ngăn cách với các không gian khác

Bếp tầng lửng giúp tạo ra một phần không gian riêng biệt, ngăn cách và bảo vệ không gian nấu nướng khỏi tác động đến của các khu vực khác, giúp bạn tự do sáng tạo và chế biến món ăn. Ngoài ra, bếp tầng lửng còn là nơi lý tưởng để quan sát xung quanh, tận hưởng không khí trong lành khi nấu nướng. Bạn có thể thư giãn, thưởng thức bữa ăn nhẹ và đọc sách ngay tại gác lửng.

Kích thước của gác lửng thường được thiết kế với chiều cao khoảng từ 2,5 – 2,8m, phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt Nam và tạo ra một không gian thoải mái, hài hòa với thiết kế nội thất của căn bếp.

2.5. Theo kiểu dáng

  • Thiết kế nội thất phòng bếp chữ U

Thiết kế nội thất phòng bếp chữ U là sự lựa chọn thông minh với khả năng tối ưu hóa không gian lưu trữ. Tủ bếp chữ U mặc dù chiếm diện tích lớn, nhưng vẫn có thể linh hoạt bố trí trong không gian nhỏ mà không làm mất đi tính thẩm mỹ. Đây thường là sự chọn lựa phổ biến cho những loại hình nhà phố và biệt thự, nơi diện tích bếp có sẵn và rộng rãi.

Thiết kế nội thất phòng bếp chữ U rộng rãi cho việc nấu nướng
Thiết kế nội thất phòng bếp chữ U rộng rãi cho việc nấu nướng
  • Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp chữ L

Tủ bếp chữ L là sự kết hợp hài hòa giữa tính tiện ích và sang trọng, đặc biệt phù hợp với không gian nhà phố. Với kích thước lớn, tủ bếp chữ L không chỉ đáp ứng nhu cầu lưu trữ mà còn tạo ra không gian bếp ấm cúng và thoải mái. Phong cách Luxury được thể hiện qua gam màu xám sang trọng, kết hợp với thiết bị bếp tiện lợi, tạo nên không gian nấu ăn vừa hiện đại vừa tinh tế. Bàn ăn mặt đá 6 ghế tạo điểm nhấn, đồng thời tối ưu hóa diện tích.

Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp chữ L hiện đại
Tham khảo mẫu thiết kế nội thất phòng bếp chữ L hiện đại

Với những căn nhà phố có diện tích hạn chế, việc tách biệt khu vực bàn ăn và tủ bếp sẽ tạo ra một không gian thoải mái và thông thoáng. Lựa chọn tông màu nổi bật cho tủ bếp và tạo sự đồng đều cho cả hai khu vực, từ phòng bếp đến phòng khách.

  • Thiết kế nội thất phòng bếp chữ I

Thiết kế nội thất phòng bếp chữ I là giải pháp tối ưu cho việc tận dụng diện tích trong các căn hộ chung cư. Bố trí bàn bếp chữ I giúp không gian trở nên thoáng đãng. Mẫu tủ bếp nhỏ nhắn chữ I không chỉ tiết kiệm diện tích mà còn giữ cho không gian trở nên gọn gàng, phù hợp cho các căn hộ có diện tích nhỏ. Sự kết hợp này mang lại cảm giác thoải mái và tiện nghi khi nấu nướng.

Thiết kế nội thất phòng bếp chữ I kết hợp đèn trần độc đáo
Thiết kế nội thất phòng bếp chữ I kết hợp đèn trần độc đáo
  • Mẫu thiết kế tủ bếp liền bàn ăn

Đối với không gian nhỏ, mẫu thiết kế phòng bếp với tủ bếp liền bàn ăn là lựa chọn tuyệt vời. Thiết kế này không chỉ giúp tối ưu hóa diện tích mà còn mang lại cảm giác thoải mái và không bị bí bách. Bạn có thể tận hưởng không gian ấm cúng của bàn ăn ngay gần tủ bếp. Mô hình này giúp tận dụng mọi khoảnh khắc trong không gian nhỏ một cách thông minh.

Thiết kế tủ bếp nối liền bàn ăn giúp tiết kiệm không gian
Thiết kế tủ bếp nối liền bàn ăn giúp tiết kiệm không gian

3. 8 nguyên tắc trong thiết kế nội thất phòng bếp đẹp

3.1. Thiết kế phù hợp với diện tích

Việc hiểu rõ diện tích và mặt bằng của không gian là yếu tố quan trọng đầu tiên khi bắt đầu quá trình thiết kế nội thất. Kiến trúc sư và gia chủ cần khảo sát thực tế và đo đạc cẩn thận để đảm bảo chính xác về diện tích của căn phòng. Bằng cách này, bạn có thể đưa ra phương án thiết kế phù hợp, tối ưu hóa diện tích và mang lại sự tiện nghi khi sử dụng. Nếu đã có hệ thống điện, nước, cần phải tính toán cẩn thận để bố trí các vật dụng nội thất sao cho hợp lý và tiện lợi nhất.

3.2. Thiết kế phù hợp với tổng thể kiến trúc ngôi nhà

Chọn lựa đồ nội thất với kích thước hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không gian đẹp và thoải mái hơn. Đặc biệt, phòng bếp được thiết kế sao cho không ảnh hưởng đến các không gian khác và không tạo cảm giác chật chội khi di chuyển. Điều này đòi hỏi sự lựa chọn kỹ lưỡng về kích thước của đồ nội thất, tuân thủ nguyên tắc quan trọng nhất trong bài trí và thiết kế nội thất phòng bếp.

Thiết kế căn bếp phù hợp với tổng thể kiến trúc của ngôi nhà
Thiết kế căn bếp phù hợp với tổng thể kiến trúc của ngôi nhà

Bố trí nơi để bát đĩa, lọ gia vị một cách có tổ, các vật dụng ít sử dụng nên được đặt ở những khu vực trên cao. Sự sắp xếp này giúp tối ưu hóa không gian và làm cho việc sử dụng đồ dùng hàng ngày trở nên dễ dàng hơn.

3.3. Phù hợp phong thủy

Một điểm quan trọng trong thiết kế nội thất phòng bếp là đảm bảo phong thủy. Chú ý đến yếu tố hợp mệnh để đảm bảo sự may mắn cho gia đình. Nguyên tắc ngũ hành gợi ý màu trắng và bạc cho người mệnh Kim, trong khi màu xanh lục, xanh lam, đen và xám là lựa chọn phù hợp cho người mệnh Thủy. 

Màu hồng, cam đỏ là sự kết hợp tốt với người mệnh Hỏa, trong khi màu nâu, vàng, be là lựa chọn phù hợp cho người mệnh Thổ. Tỷ lệ màu sắc có thể áp dụng theo nguyên tắc 60-30-10, trong đó 60% là màu chủ đạo, 30% là màu phụ và 10% là màu điểm nhấn.

3.4. Màu sắc hài hòa

Màu sắc được sử dụng có thể thể hiện phong cách và tính cá nhân của gia chủ. Nếu gia chủ mong muốn một không gian ấm áp và sang trọng, các tông màu như be, nâu và vàng nhạt là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, sử dụng gam màu đen, trắng, xám, xanh navy và xanh lục bảo sẽ tạo nên một không gian hiện đại. 

Thiết kế màu sắc căn bếp hài hòa với không gian chung
Thiết kế màu sắc căn bếp hài hòa với không gian chung

Trong trường hợp căn bếp có diện tích nhỏ, màu trắng có thể được sử dụng làm màu chủ đạo để tạo cảm giác rộng rãi. Cách sử dụng màu sắc có thể tạo nên một không gian thẩm mỹ, với màu tối giúp che đi vết bẩn khi nấu nướng, trong khi tông màu sáng đem lại cảm giác thoải mái và thông thoáng.

3.5. Đảm bảo ánh sáng

Ánh sáng trong phòng bếp không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt mà còn là yếu tố quan trọng định hình thẩm mỹ của không gian. Kiến trúc sư Uphome chia sẻ rằng, ngoài hệ thống đèn trần tại trung tâm nhà bếp, việc thiết kế không gian mở để tận dụng ánh sáng tự nhiên là lựa chọn lý tưởng, tạo nên không gian thông thoáng, sáng sủa, vừa sang trọng, vừa ấm cúng. Ánh sáng tự nhiên còn giúp diệt khuẩn, thanh lọc không khí, tạo ra môi trường làm việc trong lành và dễ chịu.

3.6. Quy tắc bài trí nội thất theo hình tam giác

Đây là nguyên tắc cơ bản trong thiết kế nội thất nhà bếp, nhằm đảm bảo sự thuận tiện và hiệu quả khi sử dụng. Các yếu tố chính như tủ lạnh, khu vực nấu ăn và chậu rửa chén nên được bài trí theo hình tam giác để làm giảm khoảng cách di chuyển và tối ưu hóa không gian:

Đảm tuân thủ quy tắc bài trí nội thất phòng bếp theo hình tam giác
Đảm tuân thủ quy tắc bài trí nội thất phòng bếp theo hình tam giác
  • Đối với tủ bếp chữ U: Bồn rửa đặt ở giữa, hai bên là tủ lạnh và bếp nấu đối diện nhau.
  • Đối với tủ bếp chữ L: Tủ lạnh và bồn rửa được đặt cùng một bên, trong khi bếp nấu được đặt ở phía còn lại, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển khi chuẩn bị thức ăn.

3.7. Lựa chọn đồ nội thất tiện nghi, dễ dàng vệ sinh

Trong việc chọn lựa đồ nội thất cho không gian bếp, đặc biệt là sàn bếp, việc tiếp xúc thường xuyên với thực phẩm và nước đặt ra yêu cầu cao về vệ sinh. Vì vậy, gia chủ nên ưu tiên vào việc chọn sàn bếp có bề mặt bóng, dễ dàng lau chùi và bảo quản vệ sinh. Tuy nhiên, vẫn cần phải tạo sự đồng điệu với phần còn lại của không gian nhà.

3.8. Yếu tố an toàn khi sử dụng

Trong khi tập trung vào thiết kế cho không gian bếp, gia chủ cần lưu ý đến yếu tố an toàn khi sử dụng. Cần phải đặt sự an toàn lên hàng đầu và để đảm bảo điều này, hãy lưu ý một số vấn đề như sau:

Đảm bảo yếu tố an toàn khi thiết kế vị trí các món đồ nội thất phòng bếp
Đảm bảo yếu tố an toàn khi thiết kế vị trí các món đồ nội thất phòng bếp
  • Vị trí của bếp nấu: cần giữ khoảng cách an toàn giữa bếp nấu và những vật dụng như rèm cửa hay khăn lau, để tránh tình trạng cháy nổ.
  • Thảm trải sàn chống trơn trượt: đặt thảm trải sàn, đặc biệt là ở những vùng tiếp xúc nhiều với nước như chậu rửa, giúp ngăn chặn tình trạng trơn trượt.
  • Tủ bếp thiết kế ngăn kéo an toàn: tủ bếp nên được thiết kế với ngăn kéo có khóa, đặc biệt là cho những vật dụng sắc nhọn tránh trẻ em đụng phải và gây nguy hiểm.
  • Vị trí lò nướng và lò vi sóng: nếu có trẻ em trong gia đình, cần đảm bảo rằng vị trí của lò nướng hoặc lò vi sóng đặt cao, tối thiểu là 91cm, tránh trẻ em chạm tay vào bếp hoặc mở cửa lò khi nó đang nóng.

4. Báo giá thiết kế nội thất phòng bếp trọn gói từ A đến Z tại Uphome

5. Điểm khác biệt khi chọn Uphome thiết kế nội thất cho gia đình bạn